Phân loại các loại tấm bê tông siêu nhẹ

Ngày đăng: 09/02/2023

Tấm bê tông nhẹ đúc sẵn (hay thường gọi là tấm xi măng sợi) là giải pháp mới mang tới tính bền vững ở nhà có nền móng yếu. Ứng dụng bê tông nhẹ ở nhà cơi nới, nâng tầng nhưng không bị tăng sức ép đối với nền móng nhà. Vậy sản phẩm sàn bê tông siêu nhẹ làm sàn gì? Cùng tham khảo ngay qua bài viết sau nhé!

Bê tông nhẹ là gì?

Tấm bê tông siêu nhẹ hay cấu kiện bê tông nhẹ đúc sẵn là một hỗn hợp bê tông đặc biệt được tạo ra bằng việc phối trộn giữa vật liệu xi măng, cát, . .. đã được xử lý thông qua quy trình công nghệ tiên tiến như nén trong áp suất cao hoặc phối trộn với các phụ gia đặc biệt khác. Hỗn hợp được sản xuất ra sẽ cho một khối bê tông có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông truyền thống.

Bê tông siêu nhẹ có kết cấu bê tông đồng đều có độ bền, khả năng chịu lực, kháng mối mọt và thời tiết khắc nghiệt cao. Độ dày của vật liệu này tương đương với kết cấu bê tông đặc thông thường tuy nhiên khối lượng nhẹ hơn gấp vài lần. Vật liệu bê tông siêu nhẹ được ứng dụng rộng rãi trong các công trình, nhà ở dân dụng, chung cư, trung tâm thương mại, siêu thị cùng nhiều công trình khác.

Phân loại các loại tấm bê tông siêu nhẹ

Phân loại tấm bê tông siêu nhẹ

Bê tông siêu nhẹ, hay còn được gọi là tấm Cemboard, là một dạng cấu trúc bê tông đồng nhất, được cấu thành từ hỗn hợp nguyên liệu pha trộn và chưng nén áp suất cao. Sự phối hợp giữa tải trọng nhẹ cùng cấu tạo bền bỉ giúp tấm bê tông nhẹ giảm trọng tải cho công trình một cách tối đa, đồng thời đưa lại nhiều tính năng hữu ích.

Phân loại tấm bê tông siêu nhẹ cũng dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau, chẳng hạn như:

Phân loại tấm bê tông nhẹ theo kết dính trong sản xuất

  • Bê tông sử dụng cốt dán đặc biệt.
  • Bê tông sử dụng cốt dính hỗn hợp.
  • Bê tông hỗn hợp cát, thạch cao hay Polime, Silicat.

Phân loại vật liệu bê tông nhẹ chịu lực theo cốt liệu

  • Bê tông có cốt liệu đặc.
  • Bê tông có cốt liệu sệt.
  • Bê tông có cốt liệu đặc biệt.

Phân loại tấm bê tông siêu nhẹ theo khối lượng thể tích

  • Bê tông có khối lượng đặc biệt nặng: PV> 2.500 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng nặng: PV = 2.200 kg/m3 – 2.500 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng tương đối nặng: PV = 1.800 kg/m3 – 2.200 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng nhẹ: PV = 500 kg/m3 – 1.800 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng đặc biệt nhẹ: PV <500 kg/m3.

Phân loại các loại tấm bê tông siêu nhẹ

Có nên sử dụng bê tông xốp làm móng không?

Câu trả lời là có. Các gia chủ nên sử dụng bê tông nhẹ để làm móng vì vật liệu nhẹ có tác dụng chịu lực chống va đập cao hơn hẳn so với bê tông nguyên khối. Ngoài ra, độ dày và độ cứng cũng tốt hơn gạch đất nung truyền thống. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tấm bê tông nhẹ DURAflex 2X, được chế tạo bằng phương pháp chưng áp độc quyền tại Saint-Gobain. Sản phẩm đang trở thành loại bê tông được ưu tiên sử dụng số 1 tại Việt Nam vì đem đến nhiều tiện ích vượt trội đối với các quý khách hàng nhưng giá thành cũng vô cùng hợp lý.

Những điều cần biết khi sử dụng tấm bê tông siêu nhẹ

  • Chọn loại tấm bê tông siêu nhẹ phù hợp với nhu cầu sử dụng: Có đa dạng loại tấm bê tông siêu nhẹ với trọng lượng, độ dày và chất lượng khác nhau. Do đó, cần chọn lựa loại tấm bê tông siêu nhẹ phù hợp với mục đích của công trình.
  • Thi công tấm bê tông siêu nhẹ đúng kĩ thuật: Nhằm đảm bảo chất lượng công trình, cần sử dụng tấm bê tông siêu nhẹ đúng quy cách. Ví dụ, cần sử dụng loại vật liệu phù hợp giúp đảm bảo độ bền của công trình.
  • Kiểm tra chất lượng: Trước khi sử dụng, nên thử nghiệm tấm bê tông siêu nhẹ để đảm bảo chất lượng vật liệu. Nếu có bất kỳ lỗi hoặc hư hại nào, vui lòng loại bỏ để hạn chế tổn hại về mặt thẩm mỹ và độ bền vững của tấm.
  • Tuân thủ quy định của nhà sản xuất: Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu của nhà sản xuất khi cắt, khoan, hoặc lắp đặt tấm bê tông siêu nhẹ. Điều này đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng cách và hạn chế gây hư hỏng tấm.
  • Lưu ý tải trọng: Cần kiểm tra và tính toán kỹ các tải trọng trên công trình. Đảm bảo rằng tải trọng mà tấm cần gánh chịu không vượt quá sức chịu tải của tấm.
  • Tư vấn chuyên môn: Nếu bạn không chắc chắn về cách sử dụng tấm bê tông siêu nhẹ đối với một dự án cụ thể, cũng nên tìm hiểu sự hướng dẫn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng để đảm bảo sự an toàn và chất lượng.
  • Bảo dưỡng tấm bê tông siêu nhẹ đúng cách: Muốn tấm bê tông siêu nhẹ có tuổi thọ cao, cần bảo quản, chăm sóc tấm đúng cách. Ngoài ra, cần bảo vệ tấm bê tông siêu nhẹ dưới sự khắc nghiệt của ngoại cảnh như mưa, nắng, bão.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *